Dành cho người mua

Tiềm năng phát triển công nghiệp & bất động sản Bàu Bàng

Tác giả: Lê Văn Hải
2

Anphareal - Huyện Bàu Bàng có diện tích tự nhiên 34.002,11 ha (340,02 km2), có dân số là 93.226 người (Tính tại thời điểm 31/12/2017) với 07 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm: Lai Uyên, Long Nguyên, Lai Hưng, Trừ Văn Thố, Cây Trường II, Tân Hưng, Hưng Hòa, với 43 ấp và khu phố. Địa giới hành chính huyện Bàu Bàng: Đông giáp huyện Phú Giáo; Tây giáp huyện Dầu Tiếng; Nam giáp thị xã Bến Cát; Bắc giáp huyện Chơn Thành (tỉnh Bình Phước).

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH

1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

Huyện Bàu Bàng nằm ở phía Bắc tỉnh Bình Dương cách trung tâm tỉnh lỵ 30km, Thành phố Hồ Chí Minh 60 km, cách cảng Sông Đồng Nai 40-50km, sân bay Long Thành (Chính phủ đang nghiên cứu đầu tư) 80 km, cảng Cái Mép - Thị Vải khoảng 100km.

Khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa trong năm (mùa mưa và mùa khô). Nhiệt độ từ 18oC-38oC, thời tiết thuận lợi, ít bị ảnh hưởng bởi thiên tai.

Địa hình bằng phẳng, nền đất cứng, nguồn nước dồi dào phù hợp cho phát triển công nghiệp và nông nghiệp kỹ thuật cao.

2. GIAO THÔNG

Hệ thống giao thông thuận lợi gồm: đường Quốc lộ 13 thuộc đường loại I quy mô 6 làn xe, các tuyến đường trong Khu Công nghiệp và Đô thị Bàu Bàng được đầu tư hoàn chỉnh, kết nối đồng bộ.

Cùng với đó là các tuyến đường tỉnh như: ĐT750, ĐT 749A, ĐT749C, ĐT741B và các tuyến đường huyện đã được bê tông nhựa hóa kết nối thông suốt, thuận lợi cho giao thương, buôn bán.

Trong tương lai, sẽ đầu tư thêm các tuyến đường: Đường Hồ Chí Minh sẽ được đầu tư hoàn chỉnh (ở phía Bắc của huyện), đường tạo lực Mỹ Phước – Bàu Bàng đi qua Khu Công nghiệp và Đô thị Bàu Bàng kết nối đến đường Hồ Chí Minh, đường ĐT741B nâng cấp mở rộng thành đường vành đai 5 với quy mô 6 làn xe qua Khu Công nghiệp Tân Bình, đường nhánh Hồ Chí Minh qua xã Lai Uyên, Tân Hưng kết nối vào đường Mỹ Phước - Bàu Bàng, đường Bàu Bàng - Phú Giáo - Bắc Tân Uyên kết nối với cảng Logistics Tân Uyên, đường xe lửa Sài Gòn - Lộc Ninh, tuyến metro Thành phố mới Bình Dương – Bàu Bàng.

3. HẠ TẦNG KỸ THUẬT

Điện lưới quốc gia đã phủ khắp địa bàn huyện, hiện nay, ngoài trạm biến áp 220KV trong Khu Công nghiệp và Đô thị Bàu Bàng thì trạm biến áp 110KV và 220KV cũng đang được đầu tư đáp ứng đầy đủ nguồn điện cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.

Thông tin liên lạc đã được đầu tư đồng bộ và bao phủ khắp địa bàn với các nhà mạng như: Vinaphone, Mobiphone và Viettel.

Cung cấp nước sạch: Hiện có Trạm cấp nước công suất 680 m3/ngày đêm xã Trừ Văn Thố, Nhà máy nước Bàu Bàng công suất 5.000 m3/ngày đêm tại Khu Công nghiệp và Đô thị Bàu Bàng và đang triển khai xây dựng nâng công suất lên 30.000 m3/ngày đêm, sẽ đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch cho các khu công nghiệp và nhân dân các vùng lân cận.

4. CÔNG NGHIỆP – ĐÔ THỊ

Công nghiệp: hiện nay Huyện có 02 Khu Công nghiệp:

Khu Công nghiệp và Đô thị Bàu Bàng diện tích 2.166 ha (1.000 ha đất công nghiệp và 1.166 ha đất đô thị, dịch vụ) đã được đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật, diện tích 1.000 ha đất công nghiệp cơ bản được lấp đầy và đã khởi công đầu tư mở rộng 1.000 ha đất công nghiệp (893ha thuộc huyện Bàu Bàng).

Khu Công nghiệp Tân Bình diện tích 352,49 ha (95,18 ha thuộc huyện Bàu Bàng) đã được đầu tư cơ sở hạ tầng sẵn sàng đón các nhà đầu tư, định hướng sẽ mở rộng thêm 1.055 ha về hướng Bàu Bàng (qua 02 xã Hưng Hòa và Tân Hưng).

Ngoài ra còn có 02 Khu Công nghiệp Lai Hưng (600ha), Khu Công nghiệp Cây Trường (700ha) đã có chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ và hiện Huyện và Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp - CTCP đang xúc tiến triển khai thực hiện.

Đô thị: Trung tâm hành chính huyện với diện tích 91,03 ha, đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 đang trong giai đoạn chuẩn bị triển khai xây dựng. Ngoài ra, liền kề với Khu Công nghiệp Bàu Bàng còn có 06 khu dân cư (5B, 5C, 5D, 5E, 5F, Lai Hưng) đã được Quy hoạch chi tiết 1/2.000 và 01 Khu dân cư 5A đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 với diện tích 1.116 ha, đã đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà ở của người dân.

5. THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ

Hiện có Bến xe khách Bàu Bàng hoạt động vận chuyển hành khách và hàng hóa nội tỉnh và liên tỉnh; 09 chợ nông thôn phân bổ đều trên địa bàn các xã và 04 phòng giao dịch ngân hàng: SACOMBANK, AGRIBANK, BIDV, VIETCOMBANK, HDBANK.

6. NÔNG NGHIỆP

Quỹ đất nông nghiệp với diện tích 58.536,5 ha chiếm 83,9% diện tích đất tự nhiên, cùng với nguồn nước dồi dào, đáp ứng cho đầu tư nông nghiệp kỹ thuật công nghệ cao, nhất là đầu tư theo hình thức trang trại.

Đến 31/10/2016, toàn huyện có 286 trang trại (171 trang trại chăn nuôi heo, 115 trang trại chăn nuôi gà) và đã có 12 cơ sở được chứng nhận VietGaph (02 trang trại trồng trọt, 10 trang trại chăn nuôi).

7. GIÁO DỤC

Hệ thống giáo dục được quan tâm đầu tư hoàn chỉnh từ Mầm non đến Trung học phổ thông gồm 31 trường (03 trường ngoài công lập) và đã có 17 trường đạt chuẩn quốc gia). Hầu hết các trường đều được đầu tư xây dựng hiện đại, trang thiết bị dạy và học được trang bị đầy đủ đồng bộ đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trong huyện và công nhân lao động.

8. Y TẾ

Tất cả 7/7 xã có Trạm Y tế đạt chuẩn và có bác sĩ khám chữa bệnh. Trung tâm Y tế huyện đã được đầu tư cơ bản đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh.

Bệnh viện huyện - quy mô 100 giường bệnh đã khởi công xây dựng.

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Xây dựng huyện Bàu Bàng phát triển theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, trở thành trung tâm công nghiệp và là đô thị vệ tinh phía Bắc của tỉnh, góp phần tích cực đưa tỉnh ta sớm trở thành thành phố trực thuộc trung ương.

1. CÔNG NGHIỆP

Giai đoạn 2016 -2020 tăng trưởng bình quân 18-20%.

Phát triển thêm 2.300 ha đất công nghiệp và dự kiến phát triển thêm 1.300 ha đất dịch vụ - đô thị, xây dựng cảng cạn ICD Bàu Bàng (20 ha) phục vụ vận chuyển hàng hóa và phát triển công nghiệp tại Bàu Bàng.

Phát triển công nghiệp theo hướng đa dạng, khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, công nghiệp phụ trợ và công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghiệp thân thiện với môi trường.

2. NÔNG NGHIỆP

Giai đoạn 2016-2020 phát triển bình quân 5-6%.

Phát triển theo hướng nông nghiệp công nghệ cao theo hình thức trang trại, chú trọng ứng dụng công nghệ vào sản xuất và hình thành các vùng nông nghiệp chuyên canh, sản xuất hàng hóa. Trong đó tập trung vào phát triển sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh của địa phương như: chăn nuôi heo, gà; chuyên canh cây ăn trái, sản xuất rau sạch,...

3. THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ

Giai đoạn 2016-2020 phát triển đạt 22-24%.

Khuyến khích đầu tư trung tâm thương mại, các siêu thị, chợ trong các khu dân cư tập trung, hoàn chỉnh hệ thống chợ nông thôn, cải tạo và nâng cấp các chợ hiện có; khuyến khích phát triển mạng lưới đại lý phân phối hàng hóa và hệ thống bán lẻ trên địa bàn.

Phát triển hệ thống giao thông vận tải hàng hóa, hành khách, mở rộng quy mô bến bãi vận tải. Xây dựng trạm dừng chân, kết nối các tuyến giao thông tạo sự lưu thông  thuận lợi trong vận chuyển hàng hóa, hàng khách.

Đẩy mạnh phát triển dịch vụ cho thuê mặt bằng trung tâm thương mại, nhà ở; dịch vụ giải trí, thể thao, ăn uống; thẩm mỹ, văn hóa văn nghệ và chăm sóc sức khỏe,...

4. ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KỸ THUẬT

Huy động tối đa các nguồn lực hoàn chỉnh kết nối hệ thống giao thông một cách đồng bộ; đầu tư hình thành các khu dân cư tập trung tạo mỹ quan đô thị; hoàn thiện hệ thống điện, viện thông, cấp thoát nước tạo động lực phát triển và phục vụ người dân và nhà đầu tư ngày càng tốt hơn.

5. CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN KÊU GỌI ĐẦU TƯ

- Trung tâm giải trí, trung tâm thương mại, trạm dừng chân.

- Cảng cạn ICD Bàu Bàng

- Dịch vụ tài chính - tiền tệ

- Trường học, Bệnh viện.

- Dịch vụ chăm sóc sức khỏe

- Dự án nông nghiệp công nghệ cao.

Tham khảo: Dự án đất nền Bàu Bàng - Đức Phát Center

KHAI THÁC TỐT TIỀM NĂNG ĐỂ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP & BẤT ĐỘNG SẢN BÀU BÀNG

Sau 6 năm thành lập, huyện Bàu Bàng đã có những đổi thay tích cực, nơi đây sẽ trở thành một trong những hạt nhân phát triển công nghiệp năng động của tỉnh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

1. Khai thác tốt tiềm năng

Với lợi thế về vị trí địa lý là cửa ngõ phía Bắc của tỉnh tiếp giáp với huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước và nằm dọc tuyến đường huyết mạch quốc lộ 13, có nền đất cao... Bàu Bàng có nhiều điều kiện thuận lợi để khai thác các tiềm năng về phát triển kinh tế công nghiệp. Với mục tiêu trở thành một trong những trung tâm công nghiệp - đô thị phía Bắc của tỉnh, UBND huyện đã lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2025. Theo quy hoạch, Bàu Bàng sẽ tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - thương mại, dịch vụ - nông nghiệp; trong đó công nghiệp là lĩnh vực kinh tế chủ đạo, tạo động lực thu hút đầu tư phát triển dịch vụ, đô thị và nông nghiệp.

Theo lãnh đạo huyện Bàu Bàng, hiện nay huyện có các KCN Bàu Bàng, Cây Trường, Lai Hưng, Tân Bình đã được đầu tư xây dựng hoàn thành và đi vào hoạt động, là điểm nhấn đột phá trong phát triển công nghiệp. Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp - đô thị và dịch vụ theo quy hoạch, Bàu Bàng sẽ triển khai phát triển hạ tầng kỹ thuật, trong đó tập trung vào xây dựng mạng lưới giao thông kết nối với các vùng trong khu vực. Trọng tâm hệ thống giao thông của huyện là quốc lộ 13, đường tạo lực Mỹ Phước- Bàu Bàng. Bên cạnh đó, huyện cũng xây dựng mạng lưới giao thông công cộng đồng bộ và liên hoàn giữa khu đô thị, khu thương mại - dịch vụ, du lịch, khu dân cư…

Thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp ổn định, bền vững, huyện Bàu Bàng tiếp tục quy hoạch phát triển đất công nghiệp. Theo đó đã phát triển thêm KCN Bàu Bàng mở rộng 1.000 ha (với phần thuộc huyện hơn 892 ha), KCN Tân Bình 352,5 ha (phần thuộc huyện là 95 ha). Trong thời gian tới, huyện sẽ tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng KCN Cây Trường (700 ha), KCN Lai Hưng (600 ha), đã được Chính phủ cho chủ trương thực hiện. Riêng KCN Tân Bình đang xin chủ trương mở rộng thêm 1.055 ha. Dự kiến, khi các KCN Cây Trường, Lai Hưng, Tân Bình mở rộng đi vào hoạt động, diện tích đất công nghiệp trên địa bàn huyện sẽ đạt hơn 3.343 ha.

2. Thực hiện hiệu quả các giải pháp

Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015-2020, kinh tế của địa phương phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao, chuyển dịch cơ cấu theo đúng định hướng phát triển. Trong giai đoạn 2015-2019, giá trị sản xuất công nghiệp của huyện tăng bình quân 19,41% (nghị quyết tăng từ 18-20%).

 Một số chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2020

- Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh: Tăng từ 22-23%.

- Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng: Tăng từ 24-25%.

- Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá so sánh: Tăng từ 4-5%.

- Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 1.052 tỷ đồng. Thu mới ngân sách 556 tỷ đồng.

- Tổng chi ngân sách 781 tỷ đồng

3. Hạ tầng dần hoàn thiện, đồng bộ

Huyện Bàu Bàng nằm ở phía Bắc tỉnh Bình Dương, có hệ thống giao thông thuận lợi. Quốc lộ 13 thuộc loại I quy mô 6 làn xe, các tuyến đường trong Khu Công nghiệp và Đô thị Bàu Bàng được đầu tư hoàn chỉnh, kết nối đồng bộ. Cùng với đó là các tuyến đường tỉnh như ĐT750, ĐT 749A, ĐT749C, ĐT741B, các tuyến đường huyện đã được bê tông nhựa hóa kết nối thông suốt, thuận lợi cho giao thương, buôn bán.

Hiện Bình Dương đã thông xe tuyến đường Mỹ Phước - Tân Vạn dài 41,5km (từ Tân Vạn - giáp TP HCM và Đồng Nai đến khu đô thị công nghiệp Mỹ Phước, thị xã Bến Cát, Bình Dương). Sau khi thông xe tuyến này, các doanh nghiệp tại huyện Bàu Bàng giảm được khoảng 30% thời gian, chi phí vận chuyển hàng hóa từ nhà máy xuống cầu cảng.

Giai đoạn 2021-2025, Bàu Bàng đang được đầu tư thêm nhiều tuyến đường như Hồ Chí Minh (ở phía Bắc của huyện), Mỹ Phước - Bàu Bàng, nâng cấp mở rộng ĐT741B thành đường vành đai 5 với quy mô 6 làn xe qua Khu công nghiệp Tân Bình... Ngoài ra còn có đường Bàu Bàng - Phú Giáo - Bắc Tân Uyên kết nối với cảng logistics Tân Uyên, đường xe lửa Sài Gòn - Lộc Ninh, tuyến metro thành phố mới Bình Dương - Bàu Bàng.

4. Triển vọng gia tăng giá trị bất động sản

Bàu Bàng cũng trở thành một trong những huyện thu hút vốn đầu tư và các dự án mới tại Bình Dương. Quý I/2021, huyện đã thu hút được 32 dự án đăng ký đầu tư mới, gồm 30 dự án trong nước với tổng vốn là 334, 246 tỷ đồng và 2 dự án nước ngoài với tổng vốn đăng ký là 40 triệu USD. Lũy kế đến nay, trên địa bàn huyện có 1.182 dự án đầu tư, trong đó đầu tư trong nước 981 dự án với tổng số vốn đăng ký trên 31.470 tỷ đồng, đầu tư nước ngoài 201 dự án với tổng số vốn đăng ký hơn 3,5 tỷ USD.

Tham khảo: Dự án đất nền Bàu Bàng - Đức Phát Center

Tags
tiềm năng phát triển công nghiệp & bất động sản bàu bàng Dự án đất nền Bàu Bàng - Đức Phát Center