Tin tức thị trường

CAO TỐC DẦU GIÂY LIÊN KHƯƠNG CHÍNH THỨC ĐƯỢC PHÊ DUYỆT. TIỀM NĂNG LÂM ĐỒNG TRONG TƯƠNG LAI?

Tác giả: Nguyễn Thị Bích Liên
1

Anphareal - Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Quyết định 1386 – QĐ/TTg ngày 10/11 về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Tân Phú (tỉnh Đồng Nai) – Bảo Lộc theo phương thức PPP. Một trong những yếu tố quan trọng trong việc tạo ra làn sóng mới cho bất động sản nói riêng và động lực phát triển kinh tế, giao thương của tỉnh Lâm Đồng nói chung

NỘI DUNG VỀ QUYẾT ĐỊNH NHƯ SAU:

1. Mục tiêu dự án: Từng bước xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, nâng cao khả năng kết nối, rút ngắn thời gian kết nối các tỉnh Tây Nguyên với khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam và các trung tâm kinh tế, xã hội, công nghiệp dọc Quốc lộ 20. Nâng cao năng lực vận chuyển hàng hóa, thông thương đối ngoại, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao, giảm ùn tắc, tai nạn giao thông cho Quốc lộ 20 đang trong tình trạng quá tải, đặc điểm là các điểm đen về giao thông khu vực đèo Bảo Lộc

Tạo động lực phát triển đột phát về kinh tế - xã hội, thúc đẩy phát triển du lịch của tỉnh Lâm Đồng nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung; góp phần quan trọng trong việc mở rộng không gian, xây dựng, phát triển thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng trở thành một vùng đô thị hiện đại

2. Phạm vi, địa điểm thực hiện dự án

2.1 Phạm vi dự án

Dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương có tổng chiều dài 200,3km, đi qua 2 tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng, được đầu tư theo hình thức BOT. 

Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương được triển khai với 3 dự án thành phần đó là: cao tốc Dầu Giây - Tân Phú, cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc, cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương.  Sau khi hoàn thành, cao tốc Dầu Giây – Liên Khương sẽ giúp tăng khả năng kết nối, rút ngắn thời gian di chuyển giữa các địa phương, tạo động lực phát triển cho vùng kinh tế Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, trao đổi kinh tế với các thành phố lớn như Nha Trang, Đà Lạt, vùng TP. HCM.

 2.2 Địa điểm thực hiện: tỉnh Đồng Nai và tỉnh Lâm Đồng. 3. Dự kiến thời gian thực hiện dự án:

- Giai đoạn phân kỳ: Chuẩn bị đầu tư, thực hiện Dự án từ năm 2021 - 2026, hoàn thành và đưa vào khai thác năm 2026.

- Giai đoạn hoàn chỉnh: Thực hiện đầu tư phù hợp với nhu cầu giao thông dự kiến sau năm 2035. Trong điều kiện cho phép về thu xếp vốn, sẽ đẩy nhanh việc thực hiện đầu tư giai đoạn hoàn chỉnh để nâng cao chất lượng dịch vụ cho tuyến cao tốc.

Ảnh: Cao tốc Liên Khương - Pren (Internet)

3. Dự kiến nhu cầu sử dụng đất và phương án giải phóng mặt bằng:

Tổng nhu cầu sử dụng đất của Dự án dự kiến khoảng 455 ha (trong đó: tỉnh Đồng Nai khoảng 81 ha, tỉnh Lâm Đồng khoảng 374 ha). Phạm vi giải phóng mặt bằng theo quy mô quy hoạch 4 làn xe cao tốc giai đoạn hoàn chỉnh với nên đường rộng 22m.

Diện tích chuyển mục đích sử dụng rừng là 186,21 ha (rừng tự nhiên 126,37 ha, rừng trồng 59,85 ha); trong đó: tỉnh Lâm Đồng là 144,78 ha (rừng tự nhiên 123,29 ha, rừng trồng 21,49 ha), tỉnh Đồng Nai là 41,43 ha (rừng tự nhiên 3,08 ha, rừng trồng 38,36 ha) đã được Thủ tướng Chính phủ thống nhất với ý kiến thẩm định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 660/TTg-NN ngày 22 tháng 7 năm 2022.

Ảnh: Internet

TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN LÂM ĐỒNG

Trong tương lai sự phát triển tỉnh Lâm Đồng đặc biệt là về du lịch nghỉ dưỡng bởi chính sự ưu ái của thiên nhiên về mặt khí hậu mát mẻ, những rừng thông bạc ngàn, đồi núi trập trùng và mức giá không quá cao, đáp ứng nhu cầu nhiều người

NHỮNG YẾU TỐ KHIẾN BẤT ĐỘNG SẢN LÂM ĐỒNG ĐƯỢC THU HÚT?

  • Đầu tiên: Là một tỉnh  nằm khu vực phía Nam Tây Nguyên, được thiên nhiên ưu ái bởi khí hậu mát mẻ. Với trên 22.000 ha rừng thông, hàng chục thác nước, hồ lớn có sinh cảnh đẹp là danh thắng cấp quốc gia, hàng ngàn dinh thự, biệt điện cổ nổi tiếng cùng với các làng hoa truyền thống. Mang lại giá trị tinh thần cao khi sở hữu đồng thời những sự ưu ái đó cũng là động lực phát triển du lịch toàn tỉnh, là nơi lý tưởng cho những khách hàng có nhu cầu để nghỉ dưỡng.
  • Thứ hai: Tỉnh Lâm Đồng hiện nay quỹ đất lớn còn nhiều, và mức giá còn “ mềm” so với thị trường bất động sản cả nước. Với tầm giá từ 1 tỷ có thể sở hữu được bất động sản nghỉ dưỡng, diện tích lớn để xây dựng và làm vườn. Đặc điểm này được nhiều người có nhu cầu lựa chọn “bỏ phố về vườn’’ rất ưu thích
  • Thứ ba: Định hướng, quy hoạch phát triển của tỉnh.Với mục tiêu phát triển xây dựng và phát triển tỉnh Lâm Đồng đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050 trở thành vùng kinh tế động lực của khu vực Tây Nguyên, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, theo hướng hiện. Cùng với đó khi Cao tốc Dầu Giây – Liên được triển khai sẽ tạo một làn sóng mới quan trọng, thu hút các nhà đầu tư chiến lược góp phần để phát triển đô thị mang tính đột phá trong tương lai
  • Thứ tư: Thu hút các nhà đầu tư lớn đổ bộ vào để xây dựng phát triển, xây dựng các khu du lịch. Nhưng cũng lưu ý rằng, đối với các nhà đầu tư khi lựa chọn sản phẩm nhà đất gần các khu vực được cho là doanh nghiệp đề xuất quy hoạch đầu tư các dự án, việc này cần cẩn trọng. Bởi  nhiều đề xuất của doanh nghiệp chưa được UBND tỉnh Lâm Đồng chấp thuận chủ trương tài trợ lập quy hoạch, hoặc nhiều ranh giới lập quy hoạch chưa được xác định cụ thể.
Ảnh: Trung tâm TP Đà Lạt
Tags
datnenlamdong batdongsanlamdong caotoc caotocdaugiaylienkhuong datlamhalamdong datnennghiduonglamha lamhalamdong vungvendalat